Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tào Tháo
Đăng bởi:
Văn hoá doanh nghiệp giống như đời sống tinh thần của một doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển về mọi mặt, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợp, đầy đủ và thực hiện nó một cách nghiêm túc.

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống.

Văn hoá thường tồn tại và gắn liền trong một phạm vi nhất định: Văn hoá dân tộc, Văn hoá gia đình…. Trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, hội nhóm tập thể, văn hoá cũng sẽ tồn tại.

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt này, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá dựa trên hai yếu tố:

  • Định hướng, chiến lược của công ty ( Sứ mệnh, tầm nhìn )

  • Những giá trị mà công ty đang có ( Giá trị )

Định hướng, chiến lược của công ty

Những giá trị mà công ty đang có

  • Các mục tiêu cụ thể mà công ty đặt ra, bao gồm mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hoạt động và mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn.

  • Đội ngũ nhân sự

  • Môi trường làm việc, văn hoá giao tiếp trong công ty

  • Hình thức và phương pháp làm việc

  • Khách hàng

Trên đây cũng là những nội dung mà văn hoá doanh nghiệp sẽ được thể hiện ra đối với những cá nhân, tổ chức bên ngoài.

Văn hóa doanh nghiệp có phải là văn hóa công ty không?

Trước khi so sánh bạn cần hiểu được văn hóa công ty là gì? Theo đó, văn hóa công ty là những giá trị, niềm tin, thái độ, hành vi và phong cách làm việc của một công ty cụ thể. Văn hóa công ty thể hiện bản sắc riêng biệt của mỗi công ty, tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường. Văn hóa công ty cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng, gắn bó và năng suất của mỗi nhân viên trong công ty. 

Vậy văn hóa doanh nghiệp có phải là văn hóa công ty không? Câu trả lời là không. Mặc dù có những điểm giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến các giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi của một tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên lại không giống nhau ở chỗ văn hóa công ty là khái niệm rộng hơn, bao gồm cả các yếu tố vô hình và hữu hình của một công ty cụ thể, trong khi văn hóa doanh nghiệp là khái niệm hẹp hơn, chỉ tập trung vào các giá trị văn hoá được xây dựng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Vì văn hóa doanh nghiệp có những lợi ích sau:

  • Giúp củng cố quyết định cho doanh nghiệp, đặc biệt là những quyết định khó khăn, văn hóa doanh nghiệp thể hiện thái độ của doanh nghiệp đó, nếu sản phẩm của doanh nghiệp không tốt thì thái độ nhận sai sẽ chiếm được sự cảm thông từ phía khách hàng.

  • Giúp đối tác nhận diện công ty một cách rõ ràng hơn và chi tiết hơn. Ví dụ giá trị cốt lõi của một công ty thành công thể hiện ở cách họ phục vụ khách hàng đây chính là “tinh thần phục vụ”.

  • Giúp hình thành nên tầm nhìn của tổ chức, là nền tảng để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất, đóng góp nhiều nhất của công ty. Bởi lẽ, trên thực tế, hầu hết các ứng viên đều quan tâm đến hình ảnh công ty, giá trị đạo đức và văn hóa của công ty.

Văn hóa doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, sự gắn kết, sự sáng tạo và uy tín của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh sẽ có phong cách và bản sắc riêng biệt, thu hút và giữ chân được những nhân viên và khách hàng tốt nhất.

Các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp có thể được hình thành từ khi doanh nghiệp mới thành lập. Nhưng qua quá trình kinh doanh và hoạt động, để văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, doanh nghiêp phải có phương án xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ trải quá trình xây dựng văn hoá như sau:

Xác định những mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp

Soạn thảo, xây dựng, thực hiện các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp

  • Quy chế, quy định của công ty

  • Khẩu hiệu (slogan)

  • Tầm nhìn

  • Sứ mệnh

  • Giá trị cốt lõi

  • Triết lý kinh doanh

  • Đội ngũ nhân sự.

Đánh giá lại quá trình thực hiện văn hoá doanh nghiệp

Củng cố, điều chỉnh các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi không?

  • Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian, những người lãnh đạo doanh nghiệp có thể điều chỉnh một hoặc toàn bộ các nội dung của văn hoá doanh nghiệp như đã nêu.

  • Văn hoá doanh nghiệp sẽ có những giá trị cốt lõi xuyên suốt nhưng cách thể hiện nó hoặc một trong những nội dung của nó cần được thay đổi để phù hợp hơn. Trong đó, yếu tố khách quan (thị trường, công cụ sản xuất…) sẽ tác động mạnh đến việc thay đổi này.

  • Ví dụ: Thời điểm năm 2020, dịch COVID - 19 đang bùng phát phát mạnh mẽ ảnh hưởng đến thị trường. Hiện nay, công nghệ thông tin cũng đang ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp.

Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh về tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của mình phù hợp với xu thế đang diễn ra. Việc thay đổi này sẽ kéo theo những thay đổi khác về quy chế nội bộ,  nhân sự, đối tượng khách hàng…Và từ đó, văn hoá doanh nghiệp sẽ thay đổi.

Văn hoá doanh nghiệp của một số doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp, tập đoàn

Nôi dung Văn hoá doanh nghiệp

Google

  • Chú trọng các chính sách cho nhân viên, tạo sự thoải mái cho nhân viên khi làm việc. Bên cạnh đó, luôn cải tiến văn hoá doanh nghiệp để phù hợp với sự nâng tầm về cả quy mô và chất lượng của đội ngũ nhân viên.

Facebook

  • Văn hóa làm việc tự do, bình đẳng và không có khoảng cách cấp bậc. Hình thức làm việc theo nhóm được ưu tiên, tạo điều kiện để mọi người giao tiếp mở.

Vingroup

  • Mục tiêu kinh doanh: Con người tinh hoa - Sản phẩm/dịch vụ tinh hoa - Cuộc sống tinh hoa - Xã hội tinh hoa".

  • Giá trị cốt lõi: " TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN".

  • Văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu quả và tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của cán bộ nhân viên.

Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ có những yếu tố văn hoá khác nhau. Văn hoá doanh nghiệp có thể được thay thế một số nội dung tuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo và yếu tố khách quan bên ngoài.

 

Tin liên quan

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận