4 chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh ngày nay doanh nghiệp cần biết

Tào Tháo
Đăng bởi:
Xây dựng và triển khai các chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh luôn là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đối với các cấp lãnh đạo và cần phải tập trung thực hiện đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phát huy tốt năng lực cạnh tranh của mình bằng cách nắm vững được các chiến lược phù hợp để phát triển doanh nghiệp bền vững.

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh hay Competitive Strategy là một hệ thống các kế hoạch triển khai dài hạn hoặc ngắn hạn được vạch ra bởi một doanh nghiệp nhằm:

  • Đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc đánh giá về ưu, nhược điểm cũng như cơ hội, thách thức trong mọi lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

  • Tạo dựng được một vị trí vững chắc cho doanh nghiệp trong lĩnh vực mà họ đang hoạt động.

  • Đạt được lợi nhuận nhiều hơn trên tổng chi phí đầu tư

Ý nghĩa của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh

  • Hiện nay, các chiến lược, kế hoạch cạnh tranh đối với doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng, đặc biệt là sự thay đổi với tốc độ nhanh chóng của ngành công nghiệp cùng nhu cầu đối với sản phẩm ngày càng cao của khách hàng.

Chỉ khi tạo ra cho mình được một lợi thế cạnh tranh riêng biệt thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại lâu dài và phát triển bền vững. 

  • Có hai hình thức thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm giá cả cạnh tranh và khác biệt hoá.

  • Sự kết hợp của hai hình thức cạnh tranh này cùng phạm vi hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp hướng đến sẽ giúp hình thành lên các chiến lược bao gồm:

    • Chiến lược về giá,

    • Chiến lược khác biệt hoá

    • Chiến lược tập trung.

4 chiến lược cạnh tranh phổ biến trong kinh doanh

Tổng quan về chiến lược cạnh tranh

Để có được lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường hiện nay, bạn chắc chắn phải nắm rõ được bốn chiến lược cạnh tranh phổ biến trong kinh doanh được chia sẻ dưới đây.

Chiến lược khác biệt hóa

  • Khác biệt hoá chính là chiến lược giúp duy trì các tính năng khác biệt của các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sở hữu trên thị trường. Khi ứng dụng chiến lược này thành công, các sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra được sự đột phá và mang đến ấn tượng sâu sắc hơn cho khách hàng.

  • Các điểm khác biệt đó có thể là về giá cả, chất lượng, tính năng,... Thực hiện chiến lược khác biệt hoá còn giúp mở ra cơ hội dẫn đầu xu hướng cho doanh nghiệp.

Chiến lược dẫn đầu chi phí

Mục tiêu của doanh nghiệp khi lựa chọn chiến lược này là bằng mọi cách tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

  • Đối với chiến lược dẫn đầu chi phí, mục tiêu then chốt mà doanh nghiệp hướng đến chính là trở thành một nhà sản xuất hay nhà cung ứng có giá thành sản phẩm được đánh giá là thấp nhất trong toàn bộ lĩnh vực kinh doanh.

  • Muốn đạt được mục tiêu chiến lược cạnh tranh này, doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất kinh doanh với quy mô lớn bởi hiệu quả của chiến dịch sẽ được đánh giá dựa trên quy mô doanh nghiệp. 

Chiến lược tập trung chi phí

Với chiến lược tập trung chi phí, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc áp dụng giá thành thấp nhất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến người dùng với chi phí tối thiểu.

  • Thực hiện chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thoả mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng bởi họ luôn thích các sản phẩm có giá thành phải chăng cùng nhiều ưu đãi khuyến mãi lớn.

Chiến lược tập trung trọng điểm

Chiến lược tập trung là chiến lược cạnh tranh chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng hoặc một vài đoạn thị trường.

  • Các doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng chiến lược tập trung phân biệt cho các kế hoạch cạnh tranh của mình. Bởi nó giúp tạo ra sự khác biệt rất lớn khi doanh nghiệp chỉ cần tập trung phát triển trên một phân khúc thị trường cụ thể. 

Phân biệt chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh

  • Nhiều người vẫn còn lầm tưởng chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh là hai chiến lược tương đồng và không có điểm khác biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu xét về mức độ phạm vi thì chiến lược kinh doanh sẽ có phạm vi rộng hơn chiến lược cạnh tranh rất nhiều.

  • Chiến lược kinh doanh bao gồm tất cả các kế hoạch, các hành động mà các nhà quản lý tiến hành sử dụng nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp để đạt được những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Còn chiến lược cạnh tranh là các kế hoạch, cách tiếp cận và hành động được sử dụng với mục đích cạnh tranh với các đối thủ. Bên cạnh đó, cách giải quyết và quản lý các vấn đề giữa hai chiến lược này là khác nhau.

  • Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ chiến lược cạnh tranh nào cũng là mang đến những lợi thế tốt nhất cho doanh nghiệp đồng thời thể hiện được những ưu điểm vượt trội của mình để vượt mặt đối thủ. 

Lợi thế cạnh tranh

Đạt được lợi thế cạnh tranh chính là mục tiêu của các chiến lược cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh thể hiện sự đặc biệt, vượt trội của công ty so với đối thủ.

Thời gian duy trì lợi thế cạnh tranh của công ty phụ thuộc vào:

  • Những rào cản bắt chước

  • Năng lực của đối thủ cạnh tranh

  • Sự năng động chung của môi trường và của ngành

Rào cản bắt chước ngăn cản đối thủ cạnh tranh sao chép những năng lực đặc biệt của công ty một cách dễ dàng. Các đối thủ sẽ luôn bắt chước những điều khác biệt, cải thiện của công ty. Những yếu tố hữu hình sẽ dễ dàng bị bắt chước hơn là yếu tố vô hình.

Duy trì lợi thế cạnh tranh

Đạt được lợi thế cạnh tranh là mục đích chính của các chiến lược cạnh tranh, việc duy trì năng lực cạnh tranh cũng là một công việc không kém phần quan trọng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp có thể thực hiện các cách sau:

  • Tập trung vào việc xây dựng các khối lợi thế cạnh tranh

  • Phát triển năng lực đặc biệt

  • Tạo môi trường học tập trong tổ chức

  • Có cơ chế để cải tiến liên tục

  • Vượt qua những rào cản để thay đổi

Năng lực đặc biệt

  • Năng lực đặc biệt là một yêu cầu thiết yếu để đạt được lợi thế cạnh tranh. Năng lực đặc biệt đề cập đến thế mạnh của tổ chức cho nó đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

  • Những điểm mạnh này là duy nhất cho tổ chức/doanh nghiệp và chúng giúp nó đạt được hiệu quả, chất lượng, sự đổi mới và khả năng đáp ứng của khách hàng.

  • Có thể lập luận rằng PepsiCo có những năng lực đặc biệt trong trường hợp sản xuất nước uống đóng chai – Aquafina. Năng lực đặc biệt này đã giúp PepsiCo đạt được chi phí thấp hơn và làm cho sự khác biệt sản phẩm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, năng lực đặc biệt đã giúp đạt được những lợi thế đặc biệt thông qua việc đạt được hiệu quả và chất lượng vượt trội. Các nguồn lực và khả năng doanh nghiệp độc đáo tạo thành năng lực đặc biệt của doanh nghiệp đó.

  • Tuy nhiên, tài nguyên của tổ chức phải là duy nhất (nghĩa là không có công ty nào khác có các tài nguyên này) để được coi là năng lực đặc biệt. Các tài nguyên bao gồm các nguồn lực vật chất, con người, tài chính, thông tin và công nghệ.

  • Khả năng của một tổ chức là các kỹ năng cần thiết để khai thác tài nguyên để sử dụng hiệu quả. Khả năng là vô hình.

  • Có thể lưu ý rằng một tổ chức có thể không cần tài nguyên duy nhất để thiết lập một năng lực đặc biệt miễn là không có đối thủ cạnh tranh khác sở hữu các tài nguyên đó. Một tổ chức có thể tạo ra các năng lực đặc biệt chỉ khi nó đồng thời có các tài nguyên duy nhất và có thể sử dụng các tài nguyên đó một cách hiệu quả.

  • Các chiến lược thành công thường được xây dựng dựa trên năng lực cạnh tranh hiện có của công ty hoặc giúp công ty phát triển những công việc mới.

Tin liên quan

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận